Gần đây, trang QQ tại Trung Quốc đã đăng tải một bài viết với nhan đề "Nghiện game = bệnh tâm thần". Chúng tôi xin lược dịch bài viết bài viết này với nội dung như sau:
"Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố sẽ bổ sung chứng rối loạn chơi game thành một chứng của bệnh tâm thần. Việc phân loại bệnh trong nước sẽ sớm được thay đổi theo khuyến nghị của WHO và nghiện game nghiêm trọng dự kiến sẽ sớm được coi là một bệnh tâm thần. Đối mặt với trẻ em nghiện trò chơi, nhiều phụ huynh thường vô cùng lo lắng, hoặc họ sẽ gửi con cái của mình tới một số cơ sở để bắt buộc cai nghiện internet.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, nhiều tổ chức, cơ sở cai nghiện game đã xuất hiện trong xã hội và do thiếu các tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị, các cơ sở này chỉ chữa trị dựa trên kinh nghiệm hoặc các biện pháp vật lý trị liệu, hoặc thậm chí là sử dụng các biện pháp ép buộc. Điều này gây nguy hiểm cho sức khỏe thể chất và tinh thần của những người trẻ tuổi.
Cơ chế hình thành nghiện game cũng giống như nghiện thuốc lá, nghiện rượu và nghiện ma túy. Đây là quá trình hình thành, củng cố thói quen điều hòa hoạt động. Truy cập Internet là một quá trình hoạt động và 'nếm thử' trực tuyến là một sự củng cố cho thói quen này. Sau nhiều lần, phản xạ có điều kiện của "nghiện internet" được hình thành.
Trên thực tế, bệnh tâm thần không tương đương với những gì chúng ta thường gọi là "mất trí", cũng không phải là "rối loạn tâm thần". Nghiện game là một thực tế khách quan trong đó, trẻ sẽ thiếu tự chủ trong việc kiểm soát chơi game và thời gian chơi game. Người lớn, đôi khi cũng gặp phải rắc rối vì điều này.
Đừng để game hủy hoại tuổi thơ
Hiện tại, hầu hết các trò chơi trực tuyến đều có kiểm duyệt về nội dung và giới hạn độ tuổi, thậm chí yêu cầu người dùng cung cấp tên thật và chứng minh nhân dân. Tuy nhiên, để kéo dài thời gian chơi, nhiều trẻ vị thành niên thường tránh đăng nhập tên thật bằng danh tính của mình và thay vào đó đăng nhập thông qua giấy tờ giả hoặc thậm chí là cả tài khoản Facebook.
Nhiều trẻ bí mật sử dụng tài khoản cha mẹ để đăng nhập vào trò chơi. Vì hầu hết các nền tảng chơi trò chơi không có cơ chế nhận dạng khuôn mặt nghiêm ngặt, nền tảng này không thể phát hiện ra hiện tượng trẻ vị thành niên này sử dụng tài khoản của cha mẹ để chơi. Đó cũng là lý do không thể kiểm soát được thời gian chơi của trẻ. Lâu dần, sẽ dẫn đến những hậu quả ngoài ý muốn".
Mới đây, đài truyền hình VTV cũng cho rằng, game online đang có tác hại rất xấu lên giới trẻ. Nhiều sản phẩm game online phổ biến hiện nay được nhắc tên, nhắc hình bao gồm Liên Quân Mobile, PUBG Mobile, Identity V… đều đã được VTV nhắc tới như một ví dụ về việc, các tựa game này không kiểm soát được độ tuổi của game thủ, không giới hạn được thời gian sử dụng của người chơi, không có sự kiểm duyệt về nội dung (đối với trường hợp game nước ngoài) và cuối cùng, là bị nhắc tới như một thứ có thể gây nghiện.
BQT 9Gate