Cùng thời điểm này năm ngoái (2016), có lẽ sẽ có nhiều tranh luận để chọn ra 4 cái tên nổi bật nhất trong số 6,7 cái tên có thể xướng tên như: VNG, SohaGame, Gamota, VTC Mobile, VTC Game, Garena,… thì cho đến thời điểm hiện tại (2017), thật khó để chọn ra tên NPH thứ 4 xứng đáng nằm trong Tứ Trụ làng game Việt?
Bởi năm 2017 dường như chỉ là sân chơi riêng của 3 NPH lớn là: VNG, Gamota và Garena?
VNG?
Với VNG, năm 2017 thực sự là một năm đáng nhớ với hàng loạt sản phẩm được ra mắt trong đó có rất nhiều “bom tấn” như: Crossfire Legends, Chinh Đồ 1 Mobile, Phàm Nhâm Tu Tiên, Thiện Nữ Mobile, Đại Đường Võ Lâm,…
Thật sự ít ai nghĩ một NPH lớn như VNG lại có thể phát hành nhiều “bom tấn” trong cùng một năm như vậy. Nó hoàn toàn không giống với tác phong của VNG từ trước đến nay.
Tạm không đánh giá về mức độ thành công của các sản phẩm này, nhưng chỉ riêng trên mặt trận truyền thông thì các sản phẩm này cũng đã tốn tương đối nhiều “giấy mực” của các trang tin trong một thời gian dài bởi mức độ chịu chi cũng như thương hiệu VNG?
Gamota?
Trong những năm trước đây, Gamota là NPH luôn nằm trong nhóm bị “hoài nghi” bởi nếu đặt Gamota nằm trong Tứ Trụ thì hơi quá tầm, mà không đặt thì lại hơi thiệt thòi? Nhưng năm nay có lẽ sẽ là một năm dễ dàng nhất để khẳng định Gamota hoàn toàn xứng đáng với vị trí đó.
Năm 2017 đánh dấu là năm có nhiều bước ngoặt lớn nhất với Gamota trong vấn đề hợp tác với các đối tác lớn nước ngoài. Có thể kể đến đối tác chiến lược: Perfect World hay gần đây nhất là Super Evil MegaCorp.
Việc hợp tác này chính là tiền đề để ra đời hàng loạt sản phẩm “bom tấn” trong năm 2017, có thể kể đến như: Kiếm Vũ Mobi, Tru Tiên 3D, Thiên Hạ 3D, Truyền Thuyết Rồng,… và gần đây nhất là Anh Hùng Xạ Điêu Gamota.
Rõ ràng với các sản phẩm ở trên, thị phần mảng game Kiếm Hiệp, Tiên Hiệp gần như đã là vật trong túi của Gamota rồi, điều quan trọng là Gamota có thể khai thác được bao nhiêu thôi?
Garena?
“Đừng bao giờ coi thường Garena?” Đó có lẽ là suy nghĩ của nhiều người trong làng game Việt. Bởi mặc dù không ra nhiều sản phẩm và cũng không phải là đơn vị chủ động trong vấn đề truyền thông nhưng những sản phẩm do Garena vận hành đều là các sản phẩm tốt và có chỗ đứng nhất định trong thị trường.
Các sản phẩm trọng điểm của Garena có thể kể đến như: Fifa Online 3M, Liên Quân Mobile,… hay gần đây nhất là: Free Fire, DDTank và sắp tới sẽ là: Âm Dương Sư Mobile,…
SohaGame?
Thực sự, mỗi lần nhắc đến SohaGame là mỗi lần đều mang lại những cảm xúc thật khó tả. Có lẽ ký ức về một thời hoàng kim không trở lại luôn mang lại sự nuối tiếc và hoài niệm đau đớn đến tận tâm can. Kể từ sau sự cố Data Center cách đây 3 năm, những di chứng dường như vẫn còn đó giống như chất độc màu da cam vậy.
Các game do SohaGame vận hành đã không còn là tâm điểm hay gây ồn ào mỗi lần ra mắt nữa, thay vào đó là những lời phàn nàn, chê trách về việc game cũ đóng cửa, game mới mãi không ra hoặc bất ngờ ra game một cách đột ngột,…?
Có cảm giác những con người đó, họ đang làm nhưng làm việc bằng một thứ tình cảm vô vị, nhạt nhẽo và không có tí trách nhiệm để giữ gìn và duy trì quá khứ của một thời hoàng kim?
Có lẽ sản phẩm thành công nhất của SohaGame trong năm nay là: Kim Dung Quần Hiệp Truyện, Đông Tà Tây Độc và Lục Địa Huyền Bí?
VTC Game?
Được mệnh danh là “thiếu gia” của làng game Việt khi có thời kỳ VTC Game được đầu tư đến mức chóng mặt cả về nhân sự lẫn tài chính và trở thành một thế lực đáng gờm dưới con mắt ghen tị của các NPH khác.
Nhưng thật khó tin là cho đến thời điểm hiện tại, ít người nhắc đến VTC Game bởi bản thân họ cũng không hiểu kế hoạch tiếp theo của VTC Game trong thời gian tới ở mảng game mobile là gì sau hàng loạt dự án được đánh giá là thất bại gần đây?
Khó có thể tin rằng với tầm cỡ của VTC Game, trong 6 tháng cuối năm họ chỉ có thể ra mắt 1 sản phẩm duy nhất không thực sự nổi bật là: Idol Thời Trang.
Dù sao 2017 cũng không phải là một năm quá tệ với VTC Game khi họ cũng sở hữu một số sản phẩm có thể coi là thành công trước đó như: Phục Kích Mobile, Thiên Tử 3D hay Phong Thần VTC,…
VTC Mobile?
Nhắc đến VTC Mobile, có thể tạm phân biệt đây là NPH được hình thành bởi 2 khối lớn là: Giải Trí Thể Thao và Game Mobile.
Với VTC Mobile – Giải trí Thể Thao, họ vẫn đang sống bằng hơi thở của các sản phẩm cũ là Tập Kích Mobile bởi có vẻ như Truy Kích Mobile, sản phẩm có mục đích giữ lại thị phần mảng game bắn súng được phát hành đầu năm 2017 không thể mang lại thành công như mong đợi.
VTC Mobile – Giải trí Thể Thao cũng chính là trung tâm tổ chức giải đấu VPL mùa Xuân và mùa Thu tương đối nổi bật trong năm 2017. Thật tiếc là tầm ảnh hưởng về truyền thông của giải đấu này không thực sự quá lớn. Ngoài ra, việc phải cạnh tranh với nhiều đối thủ có cùng định hướng cũng gây ít nhiều khó khăn trong việc phát triển giải đấu này trong tương lai.
Khối còn lại tạm gọi là VTC Mobile – Game Mobile. Họ tập chung triển khai các sản phẩm Game Mobile phổ biến như các NPH khác đang hoạt động trên thị trường. Nhưng có vẻ như 2017 cũng không phải là một năm thuận lợi đối với VTC Mobile bởi các sản phẩm của họ không thực sự tạo được tiếng vang trên thị trường vì nhiều lý do.
Được kỳ vọng nhất trong số này có thể kể đến cái tên: Kiếm Thế Truyền Kỳ. Đây rõ ràng là một sản phẩm rất đáng chú ý nhưng thực tế đang diễn ra thì có vẻ như sản phẩm này lại chính là sản phẩm đang kìm hãm sự phát triển của VTC Mobile?
Nếu so sánh so với các năm trước đây thì rõ ràng 2017 là một năm tụt dốc đến mức khó tin của VTC Mobile trên thị trường game Việt nói chung bởi họ không sở hữu bất kỳ sản phẩm nào đáng chú ý trong năm 2017?
Các NPH khác?
Trong khi Funtap tiếp tục thể hiện bộ mặt của một “đứa trẻ” mãi không chịu lớn bởi những sản phẩm mà họ tập chung vào chỉ ở mức TB Khá. Dù trong số đó có những sản phẩm đang có cộng đồng game thủ lớn như: Tam Quốc GO hay Tam Quốc Truyền Kỳ Mobile,… nhưng nếu chỉ sở hữu các sản phẩm tầm trung như vậy thì sẽ rất khó để Funtap có thể bứt TOP và chen chân vào nhóm NPH dẫn đầu.
VegaGame cũng là một trong những cái tên tương tự như vậy khi ngay từ trong những ngày đầu thành lập, họ đã cũng chỉ tập chung vào việc phát hành mà không để ý nhiều gì đến thứ hạng hay yếu tố thương hiệu. Chính vì lý do đó mà mặc dù ra khá nhiều sản phẩm game mobile vào mỗi năm nhưng cái tên VegaGame vẫn dường như hơi xa lạ đối với cộng đồng game thủ.
VGP năm nay được đầu tư mạnh mẽ với sự xuất hiện của “bom tấn” Tào Tháo PK. Vốn dĩ sản phẩm này sẽ nâng tầm cho VGP bởi trước đó NPH này chỉ tập chung vào các sản phẩm tầm trung. Thật đáng tiếc là cho đến thời điểm hiện tại, thật khó để nói Tào Tháo PK đang mang lại thành công cho VGP?
Với MEM Corp, vẫn tưởng rằng sau sự đầu tư cho sản phẩm trọng điểm MU Việt Nam và gần đây là Hiệp Khách Giang Hồ MEM, thì ME Corp ngày xưa sẽ chính thức trở lại. Nhưng rõ ràng với những động thái trong việc phát hành thì có vẻ như MEM Corp vẫn chỉ coi Game Mobile là một thị trường tham gia cho đủ.
Câu chuyện tương tự cũng có thể áp dụng để nói với CMN khi NPH này trong năm qua chỉ ra mắt được 3,4 sản phẩm không thực sự đáng chú ý như: Inuyasha, Doto Mobile hay gần đây nhất là Thiếu Niên Tây Du.
Tổng Kết
Năm 2017 không phải là một năm hoạt động tốt của các NPH Việt, đặc biệt là với các NPH lớn trong thị phần game mobile. Ngoài việc phân tầng TOP trên trở lên rõ ràng hơn thì sự đi xuống và sự không rõ ràng trong việc phát triển định hướng về game mobile trong thời gian tới sẽ mang lại những diễn biến khó lường về thị trường game mobile Việt trong năm 2018.
9Gate sẽ sớm trở lại trong bài viết về đánh giá tổng quan về các sản phẩm game mobile được phát hành trong năm 2017 ở các bài viết sau. Mời các bạn chú ý đón xem!!!
BQT 9Gate