Từ khi Game Online xuất hiện và phát triển tại thị trường Việt, các cơ quan ban ngành đã đưa ra các văn bản và thông tư nhằm quy định các điều kiện yêu cầu bắt buộc để có quyền phát hành game tại Việt Nam. Theo đó, để đủ điều kiện phát hành game ở Việt Nam, bất cứ Nhà Phát Hành nào cũng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Trên lý thuyết, tất cả các Nhà Phát Hành đang hoạt động và phát hành game ở Việt Nam đều phải tuân theo quy định này. Nhưng trong thực tế, rất khó xác định đối tượng buộc phải tuân thủ theo quy định này, đặc biệt là đối với Nhà Phát Hành nước ngoài trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước hội nhập Quốc Tế.
Vậy, căn cứ vào điều gì để đảm bảo sự công bằng cho các Nhà Phát Hành trong nước trong khi chưa có cơ chế rõ ràng đối với Nhà Phát Hành nước ngoài?
Đơn cử, trong khi các Nhà Phát Hành trong nước vẫn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện của cơ quan ban ngành thì mới được truyền thông, quảng cáo trên các kênh truyền thông và trang tin điện tử thì vẫn không thiếu các tựa game nước ngoài được Việt hóa vẫn ngang nhiên được truyền thông ngay tại Việt Nam.
Mặt khác, cho dù các Nhà Phát Hành này có đầy đủ giấy phép phát hành theo yêu cầu của các cơ quan ban ngành thì việc minh bạch, công khai các loại giấy tờ này cũng đang thực sự có vấn đề khi hiện tại việc một tựa game có đủ điều kiện phát hành hay không vẫn chỉ là câu chuyện “bí mật” giữa Nhà Phát Hành và các đơn vị truyền thông.
Chính điều này đã dẫn đến sự việc, cùng là một game nhưng được phát hành nhiều lần với nhiều tên gọi như một sản phẩm hoàn toàn mới. Điều đó không chỉ gây ra hiểu nhầm đối với game thủ mà qua đó trách nhiệm của Nhà Phát Hành đối với sản phẩm cũng sẽ giảm đi ít nhiều.
Rõ ràng với những gì đang diễn ra thì ranh giới giữa game có giấy phép và game lậu là rất mong manh và chỉ được áp dụng đối với các Nhà Phát Hành trong nước. Điều đó thật sự bất công!
Thiết nghĩ, nếu không quản lý được việc Nhà Phát Hành nước ngoài hoạt động ở Việt Nam thì các cơ quan chức năng cần đưa ra một vài yêu cầu và quy chuẩn khác. Ví dụ: Đối với các game nước ngoài được Việt hóa và không có giấy phép thì các kênh truyền thông và trang tin điện tử không được phép quảng cáo cho các sản phẩm này.
Hoặc có cơ chế nới lỏng hơn đối với Nhà Phát Hành trong nước nếu các đơn vị đó đồng ý công khai doanh thu và các thông tin khác.
Điều này phần nào có thể giúp Nhà Phát Hành trong nước bớt thua thiệt hơn so với nước ngoài nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp game trong nước phát triển.
BQT 9Gate