Không chỉ người Việt Nam có thói quen sử dụng điện thoại nhiều dẫn tới hiện tượng quá nhiệt. Hay nói một cách khác là điện thoại trở nên quá nóng, thậm chí là có thể cảm nhận được bằng tay. Nhưng đó là những thứ mà người dùng cảm nhận được trực tiếp bằng giác quan, còn thực sự bên trong như thế nào, nhiệt độ thực sự ra sao thì không phải ai cũng biết được. Đặc biệt là những người thường xuyên sử dụng điện thoại ngoài trời vào mùa hè.
Mới đây, tại Nhật Bản, nhiều nơi vẫn còn trong tình trạng nắng nóng, đài truyền hinh Fuji của Nhật Bản đã đưa tin về một một tình huống bất ngờ xảy ra khi sử dụng điện thoại di động trong môi trường nhiệt độ cao ngoài trời. Thời tiết gần đây ở Nhật Bản có thể được ví như "cơn sốt giết người". Nó nóng đến nỗi ngay cả điện thoại di động cũng thường bị lỗi ...
Thời tiết nắng nóng đến nỗi có rất nhiều ca say nắng nhập viện, thậm chí tử vong. Tình trạng này càng trở nên nguy hiểm hơn đối với những người thường xuyên sử dụng điện thoại ngoài trời. Đài truyền hình Fuji đã phải đưa ra một cảnh báo đặc biệt về hiện tượng này và dẫn lời một chuyên gia khuyên không nên sử dụng điện thoại ở những nơi có nhiệt độ quá 35 độ.
Chuyên gia tại Nhật Bản cảnh báo không nên sử dụng điện thoại ở những nơi có nhiệt độ quá 35 độ
Nếu điện thoại bị quá nhiệt có thể tự tắt nguồn, thậm chí không thể bật lại được
Phóng viên của đài truyền hình Fuji phỏng vấn những người qua đường, nhiều người cũng có trải nghiệm tương tự ... "Tôi cảm thấy nhiệt độ điện thoại tăng lên sau khi nói chuyện điện thoại gần đây ..."
Điện thoại của tôi đột ngột tắt màn hình và không thể bật lại được
Điện thoại di động sẽ trở nên nóng như thế nào khi sử dụng ngoài trời nắng? Phóng viên đã kiểm tra thực tế cho thấy ... Sử dụng điện thoại di động trong nhà bật điều hòa nhiệt độ 25 độ.
Nhiệt độ trong phòng là 25 độ
Nhiệt độ điện thoại lúc này là 28 độ
Sử dụng ngoài trời ở nhiệt độ 37
Nhiệt độ điện thoại lên tới 46.5 độ
Khi chụp qua camera tầm nhiệt, điện thoại nắng nóng sẽ như thế này
Bỏ điện thoại vào túi lúc này sẽ tương đối nguy hiểm
Nếu điện thoại thực sự quá nóng đến mức không thể chịu đựng được, đừng dùng đá để làm giảm nhiệt điện thoại, hoặc thậm chí cho vào tủ lạnh để làm mát ... Việc làm lạnh điện thoại có thể gây ra hiện tượng ngưng tụ hơi nước bên trong và gây hư hỏng cho thiết bị!
Sử dụng đồng xu để tản nhiệt điện thoại được cho là hợp lý nhất
Và đây là chiếc điện thoại quá nhiệt khi chụp bằng camera tầm nhiệt
Hình ảnh cuối cùng cho thấy nhiệt độ bên trong điện thoại khi sử dụng ngoài nắng rất cao, thậm chí có nguy cơ phát nổ. Vì vậy hãy hạn chế sử dụng điện thoại trong thời gian dài dưới trời nắng nóng để tránh gặp phải những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
BQT 9Gate